3 điều giúp cuộc đàm phán trở nên thành công hơn
Trên thực tế, rất khó tránh khỏi những tình huống giao tiếp bế tắc hay thất bại vì chúng ta không thể nào đoán định hết được những suy nghĩ của nhau trong quá tình tương tác.
Đột nhiên “dừng hình” trước đối tác hay khách hàng chỉ vì cuộc trò chuyện đi vào lối mòn? Hãy tự hỏi mình những câu hỏi này để nhanh chóng hâm nóng màn đối thoại.
Trong các tình huống giao tiếp nơi công sở hay với bè bạn, chúng ta sẽ có lúc gặp phải những tình huống bế tắc khiến bầu không khí trở nên căng thẳng. Điều quan trọng không phải là tránh những rào cản gây ra bế tắc trong hội thoại mà chính là cách chúng ta phục hồi và tiếp lửa như thế nào để cuộc trò chuyện trở nên sôi nổi hơn và thành công hơn.
Có lẽ ai trong chúng ta cũng đã từng gặp phải những tình huống giao tiếp mà người tham gia hội thoại lỡ nhịp phát ra một tông giọng lạc điệu hay buột miệng nói ra một cụm từ khiến người nghe phải khó xử. Và thế là người lỡ lời thì ngượng ngùng còn người nghe cảm thấy bị coi thường, thiếu tôn trọng hoặc tức giân. Cuộc trò chuyện bế tắc như muốn đẩy chúng ta đứng trước một bức tường dày khó vượt qua.
Trong các cuộc đàm thoại với đối tác, những tình huống này có thể đẩy nỗ lực khuyết phục khách hàng của bạn biến thành con số không hay thậm chí làm tan vỡ một mối quan hệ kinh doanh nữa.
Vậy, đâu là bí quyết để tránh những “khoảng ngừng” không đáng có và tiếp lửa cho cuộc trò chuyện của bạn?
Hãy nối lại cuộc hội thoại bằng câu “Vâng, và…”
Những người có tài ứng biến gọi “cứu cánh” ấy là nhân tố cần thiết cho việc đề nghị hoặc chấp nhận một lời đề nghị để khơi dậy sự sôi nổi giúp cuộc trò chuyện được tiếp diễn. Câu “Vâng, và…” thể hiện tinh thần hợp tác và thái độ mong muốn được gây dựng một mối quan hệ bền chặt hơn.
Ngược lại, bầu không khí sẽ trở nên khó thở hơn nếu bạn nói “ Vâng, nhưng…”, bởi từ “nhưng” chính là dấu hiệu của việc bạn muốn phủ nhận hoặc vô hiệu hóa những điều mà người tham gia hội thoại vừa đề cập.
Bạn cần hiểu rằng, “Vâng, và…” không có nghĩa là chúng ta đồng tình với tất cả những gì người đối diện đã nói và trên thực tế, nó có tác dụng hiệu quả nhất trong những tình huống bất đồng hay căng thẳng.
Khi nói “Vâng, và…” tức là bạn đang muốn nói rằng: “Vâng, tôi tôn trọng quan điểm của bạn và tôi cũng muốn đóng góp thêm quan điểm của mình để chúng ta cùng nhau giải quyết những khúc mắc này”. Bằng cách ấy, chúng ta không những thể hiện thiện chí tôn trọng ý kiến của người đối diện mà còn tạo không khí thoải mái giúp cuộc trò chuyện được tiếp diễn một cách hiệu quả.
Hãy xác lập mục tiêu và giới hạn với người đối diện
Những người giỏi ứng biến hiểu rằng luôn có sự thay đổi về sắc thái và tình huống trong các cuộc trò chuyện. Thay vì lảng tránh, họ sử dụng chúng như một công cụ hữu hiệu để cải thiện tình thế, đặc biệt trong các cuộc hội đàm kinh doanh hay thương thảo.
Ví dụ, nếu bạn muốn giảm bớt sự căng thẳng, bạn có thể nói: “Tôi biết anh làm trong lĩnh vực này cũng khá lâu rồi.” Sau đó, khéo giãn bớt sự căng thẳng ấy bằng cách nói: “Anh cũng biết đấy, hiện giờ tôi vẫn đang xem xét ngân sách cho đề nghị của anh và tôi rất cần có sự ủng hộ của anh.”. Những câu nói tưởng chừng đã quá quen thuộc nhưng lại vô cùng hiệu nghiệm trong những tình huống căng thẳng hoặc bất đồng, bởi bằng cách nói ấy, bạn vừa xác nhận mục tiêu, thiết lập giới hạn và “mời” người đối diện cùng tham gia nỗ lực ấy.
Bạn đóng vai trò gì trong cuộc xung đột?
be-tac-trong-dam-phan-ban-lam-gi
Khi đang gặp phải bế tắc trong một cuộc hội thoại thì điều quan trọng nhất chúng ta cần phải xác định chính là những thói quen cố hữu của bản thân để tự cải thiện cho những tình huống có thể gặp phải sau này.
Hãy tự hỏi bản thân “Liệu tôi đóng vai trò gì trong cuộc xung đột này?”. “Liệu tôi có dễ trở thành kẻ thích làm hài lòng người khác hay không?”. “Tôi có thói quen thích phản đối người khác không?”.
Chìa khóa cho những thắc mắc đó chính là bạn phải xác định được những thói quen cố hữu của bản thân có tác động thế nào tới tình huống khó xử đang mắc phải và có ý thức cải thiện để cuộc đối thoại được tiếp biến một cách trơn tru.
Đừng chỉ biết nói mà hãy lắng nghe, hãy tiên phong khởi xướng những ý tưởng mới cho cuộc trò chuyện, hãy trở thành người hòa giải tình huống, người ủng hộ, đồng minh, người giới hạn những hiểu lầm không đáng có…Một khi bạn hiểu rõ vai trò của bản thân, bạn sẽ có thể dễ dàng thích nghi và tạo thêm những lựa chọn, tìm ra cách ứng phó cho mọi căng thẳng.
Trên thực tế, rất khó tránh khỏi những tình huống giao tiếp bế tắc hay thất bại vì chúng ta không thể nào đoán định hết được những suy nghĩ của nhau trong quá tình tương tác. Và điều quan trọng không phải là “tránh những ổ gà trên con đường đàm thoại”, mà chính là cách chúng ta phục hồi và lấp đẩy chúng để tăng cường mối quan hệ với đối tác. Để làm được điều ấy, cách duy nhất là Hãy thực hành và thực hành!
Leave a Reply