Để làm việc có tập trung, nên làm gì?
Tác giả bài viết Edward Hallowell, Bác sỹ y khoa, là chuyên gia về tâm thần học. Ông đã tham gia giảng dạy tại Trường Y khoa Harvard trong 20 năm, và hiện là giám đốc
Tại sao chúng ta luôn ở trong tình trạng “tâm hồn treo ngược cành cây” và làm thế nào để khắc phục? Trong nghiên cứu này, hai ông sử dụng một tiện ích của iPhone để liên lạc với khoảng 2.200 người, và nhận được gần 250.000 câu trả lời từ họ, trong đó họ miêu tả về cảm giác và hoạt động mình đang làm ngay tại thời điểm được nhóm nghiên cứu liên lạc.
Tại sao chúng ta luôn ở trong tình trạng “tâm hồn treo ngược cành cây” và làm thế nào để khắc phục?
Một bài viết xuất bản ngày 15/11 trên tờ Thời đại New York có dẫn một nghiên cứu gần đây của hai chuyên gia nghiên cứu về hạnh phúc của trường Harvard là Daniel Gilbert và Matthew Killingsworth.
Trong nghiên cứu này, hai ông sử dụng một tiện ích của iPhone để liên lạc với khoảng 2.200 người, và nhận được gần 250.000 câu trả lời từ họ, trong đó họ miêu tả về cảm giác và hoạt động mình đang làm ngay tại thời điểm được nhóm nghiên cứu liên lạc.
Không có gì ngạc nhiên khi những người cho biết họ đang ở “đỉnh cao” của trạng thái hứng khởi đều đang quan hệ tình dục khi được liên lạc (tôi không rõ là họ cảm thấy như thế nào sau khi bị gián đoạn như vậy). Và họ đều đang tập trung cao độ vào những việc mình đang làm, chí ít là trước khi bị nhóm nghiên cứu “làm phiền”.
Cái ngạc nhiên là ở 99,5% những người không quan hệ tình dục vào thời điểm được liên lạc. Gần một nửa trong số họ khi đó đang “lãng đãng”, tức là họ không tập trung vào việc mình đang làm. Những người tập trung hơn có mức độ hạnh phúc cao hơn rất nhiều so với họ.
Tôi vốn là một chuyên gia nghiên cứu các biện pháp để đạt được chất lượng hoạt động đỉnh cao, đồng thời cũng nghiên cứu về hội chứng rối loạn giảm tập trung (ADD) và nhịp sống quay cuồng của xã hội hiện đại, nên nghiên cứu này quả thực đã khiến tôi chú ý.
Như vậy là, trừ những lúc quan hệ tình dục, một nửa trong số chúng ta, tại bất kỳ thời điểm nào, đều không tập trung vào công việc mình đang thực hiện. Sự thiếu tập trung như vậy không những khiến chúng ta không cảm thấy hạnh phúc, mà còn dẫn tới một loạt những sai lầm, lãng phí về thời gian, giao tiếp kém hiệu quả, hiểu lầm nhau, năng suất lao động giảm, và tổn thất thu nhập trên phạm vi toàn cầu (chắc chắn là sẽ sớm có một nghiên cứu về vấn đề này).
Tất cả đều hướng tới một câu hỏi: tại sao lại có tình trạng thiếu tập trung tràn lan như vậy? Và chúng ta có thể làm gì để “chữa trị” chứng bệnh này?
Có thể có người gợi ý dùng thuốc Ritalin (thuốc kích thích hệ thần kinh) để trị chứng ADD do nền văn hóa gây ra này. Tuy nhiên, điều đó không những không nên làm xét về mặt y học, mà trên thực tế, chúng ta từ lâu cũng đã “bổ sung” cho mình những thứ có chức năng tương tự Ritalin rồi.
Nếu bạn không tin, hãy thử nhìn vào hàng dài những người xếp hàng để mua cà phê tại các chuỗi cửa hàng của Starbucks và Dunkin’ Donuts mà xem, đó là còn chưa tính đến những sản phẩm tăng lực như Mountain Dew, Red Bull,…
Nhưng tại sao lại cần một lượng lớn caffeine như vậy để “đối phó” với chứng thiếu tập trung? Nếu Killingsworth và Gilbert thực hiện nghiên cứu này cách đây 100 năm, hay thậm chí là 20 năm, thì liệu kết quả họ thu về có khác đi? Liệu từ trước tới nay, có phải tại bất kỳ thời điểm nào, một nửa dân số Mỹ – hay dân số thế giới – đều luôn ở tình trạng “tâm hồn treo ngược cành cây”? Hay đây là một hiện tượng mới?
Các nghiên cứu đã thực hiện cho thấy đây là một hiện tượng mới, hoặc ít ra là hiện tượng này đã trở nên tồi tệ đi trong thời gian gần đây. Con người dành tới 30 – 40% thời gian tại nơi làm việc cho những gián đoạn không có chủ định từ trước, và sau đó họ lại tìm cách lập lại sự tập trung trí não trước khi bị gián đoạn.
Tôi chắc chắn rằng hiện tượng này không tồn tại cách đây 20 năm, bởi lẽ khi đó các công cụ tạo gián đoạn không xuất hiện nhiều như bây giờ. Và tất cả những giây phút xao nhãng đó đã tạo ra những vật cản trở, không cho phép chúng ta được tư duy và cảm xúc một cách sâu sắc. Cuộc sống của chúng ta đang trở nên hời hợt hơn, và ồn ào hơn.
Nhờ tham gia công tác giảng dạy nên tôi đã có cơ hội hỏi hàng nghìn người một câu hỏi như sau: “Đâu là nơi anh/chị tư duy hiệu quả nhất?” Rất hiếm khi có người trả lời: “Tại nơi làm việc”. Câu trả lời phổ biến nhất là: “Trong phòng tắm”. Đây là một trong những “pháo đài” cuối cùng còn lại, nơi chúng ta ít bị làm phiền hơn. Nhưng ai mà biết được, nhỡ đâu món quà “hot” sắp tới lại là một chiếc BlackBerry chống nước?
Công nghệ khiến chúng ta mất tập trung. Nhưng ngoài ra, tôi cho rằng còn tồn tại một mâu thuẫn khác sâu sắc hơn; và mâu thuẫn này thực ra đã xuất hiện từ cách đây cả ngàn năm. Nội dung của nghịch lý này là: tuy rằng trạng thái tập trung cao độ cho một hoạt động nhất định sẽ khiến chúng ta cảm thấy hạnh phúc hoặc làm việc hiệu quả ở mức độ cao nhất, nhưng chúng ta lại có xu hướng tránh né và “chống đối” trạng thái đó. Tại sao lại vậy? Nếu các nghiên cứu hiện nay đều chứng minh rằng sự tập trung có lợi cho chúng ta đến thế nào, vậy tại sao ai cũng muốn kháng cự nó?
Lý do chỉ là các nguyên tắc vật lý học cơ bản mà thôi. Tự nhiên thường hướng đến trạng thái mất trật tự. Còn sự tập trung lại thiết lập trật tự. Vì thế để tập trung được cần có năng lượng, cần phải dụng công; và nó có thể khiến chúng ta không thoải mái.
Con người thường có xu hướng tránh né sự không thoải mái và lao động. Con người có nhiều suy nghĩ mâu thuẫn về việc sử dụng năng lượng, ngay cả khi điều đó đem lại niềm vui cho chúng ta. Chẳng hạn, trong nghiên cứu đề cập ở trên, hoạt động đem lại cảm giác hạnh phúc nhiều thứ hai sau quan hệ tình dục là vận động cơ bắp. Và bạn thử nghĩ xem, bao nhiêu người trong số chúng ta vẫn đang ngần ngại thực hiện hoạt động đó?
Sau đây là các giải pháp của tôi đối với vấn đề thiếu tập trung:
Thứ nhất, hãy lập lại các ranh giới mà công nghệ đã phá bỏ, từ đó giúp bạn có thời gian thực sự để suy nghĩ khi đang làm việc. Hãy tắt các thiết bị công nghệ đi. Đóng cửa lại. Đừng “lao” vào mạng ngay khi bạn cảm thấy bực bội, cáu gắt. Cứ tiếp tục làm việc. Tìm cách giải quyết vấn đề. Hãy suy nghĩ cho thật sâu sắc và kiên trì. Đừng cho phép bất kỳ điều gì xâm phạm vào quá trình tư duy sáng tạo quý giá đó.
Thứ hai, cố gắng dành càng nhiều thời gian càng tốt ở “giao lộ” của ba phạm trù: những gì bạn làm tốt, những gì bạn thích làm, và những gì tạo thêm giá trị cho thế giới (VD: những gì mà người khác sẵn lòng trả công cho bạn để bạn làm điều đó). Tại “giao lộ” này, bạn có thể tìm thấy niềm vui và hiệu quả lao động, có khả năng đương đầu với những sự “phá hoẵng” và mất trật tự vốn vẫn thường tìm cách đẩy chúng ta rơi vào trạng thái trì trệ. Khi thổi bùng ngọn lửa hạnh phúc trong công việc, bạn sẽ có ý muốn được làm việc, dù rằng điều đó có thể đôi khi khiến bạn cảm thấy khó chịu.
Vậy là, vì bạn không thể quan hệ tình dục suốt ngày, và cũng không ai có thể tập luyện cơ bắp nhiều hơn 1 – 2 tiếng mỗi ngày, nên bạn hãy chọn làm những công việc mình có khả năng làm tốt, và thích làm, rồi sau đó nâng cao đòi hỏi đối với công việc đó hơn mỗi ngày. Trạng thái tập trung sẽ theo đó mà xuất hiện. Và khi đã tập trung, bạn sẽ vừa có cả hạnh phúc lẫn thành công.
Tác giả bài viết Edward Hallowell, Bác sỹ y khoa, là chuyên gia về tâm thần học. Ông đã tham gia giảng dạy tại Trường Y khoa Harvard trong 20 năm, và hiện là giám đốc Các Trung tâm Hallowell tại New York và Sudbury, Massachusetts. Ông là tác giả của hai bài viết nổi tiếng trên tờ tạp chí Kinh doanh Harvard cùng 18 quyển sách khác, trong đó có quyển Driven to Distraction (Bị xao nhãng – Tạm dịch) được xếp vào loại bán chạy nhất nước Mỹ với hàng triệu bản bán ra. Cuốn sách tiếp theo của ông có tựa đề Shine (Tỏa sáng – tạm dịch) dự kiến sẽ phát hành trong tháng 1 năm tới.
Leave a Reply